string(130) "Tọa đàm du lịch với chủ đề "Mở cửa an toàn, hiệu quả: Thời cơ vàng của du lịch Việt Nam""

Tọa đàm du lịch với chủ đề "Mở cửa an toàn, hiệu quả: Thời cơ vàng của du lịch Việt Nam"

Chiều 18/2, Tọa đàm du lịch với chủ đề "Mở cửa an toàn, hiệu quả: Thời cơ vàng của du lịch Việt Nam" được tổ chức tại Trung tâm hội nghị quốc tế FLC Quy Nhơn, TP Quy Nhơn.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, từ khi thực hiện chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế (từ tháng 11/2021 - 8/2), Việt Nam đón hơn 8.900 khách du lịch quốc tế. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, từ khi thực hiện chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế (từ tháng 11/2021 - 8/2), Việt Nam đón hơn 8.900 khách du lịch quốc tế.
Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) cũng công bố dữ liệu nghiên cứu cho thấy lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm 2022 đang tăng mạnh. Từ đầu tháng 1 đến nay, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không Việt Nam ở mức rất cao, có thời điểm tăng 425%.
Bối cảnh hiện tại đang mang đến cơ hội cũng như khả năng sớm phục hồi cho thị trường du lịch Việt Nam. Trong các địa phương có lợi thế trong việc thu hút khách đặc biệt là khách quốc tế như Hà Nội, Quảng Ninh, Phú Quốc, Khánh Hòa, Đà Nẵng....
Tọa đàm "Mở cửa an toàn, hiệu quả: Thời cơ vàng của du lịch Việt Nam" diễn ra trong bối cảnh Việt Nam dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế từ sau ngày 15/2 và Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch đang trình Chính phủ phương án mở cửa du lịch toàn diện từ ngày 15/3. 
Tham dự tọa đàm có lãnh đạo tỉnh Bình Định, lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam, các Hiệp hội du lịch, chuyên gia du lịch, và đại diện hàng trăm doanh nghiệp lữ hành, hàng không trên toàn quốc. 
Tọa đàm diễn ra với hai chủ đề chính. Chủ đề đầu tiên là "Bối cảnh và thời cơ", các chuyên gia sẽ phân tích nhu cầu cấp thiết của việc mở cửa du lịch nội địa và quốc tế toàn diện. Tọa đàm cũng cập nhật các thông tin mới về lộ trình mở cửa toàn diện, an toàn, đặc biệt với thị trường quốc tế, cùng những thay đổi trong các quy chuẩn hướng dẫn với các đơn vị liên quan. Bên cạnh đó là kinh nghiệm và đề xuất của các điểm đến, đặc biệt là Bình Định để mở cửa hoàn toàn trong giai đoạn tới.
Trong phiên hai "Sẵn sàng nguồn lực", các chuyên gia sẽ đi sâu phân tích sự chuẩn bị cụ thể của địa phương và doanh nghiệp cùng đề xuất cụ thể của doanh nghiệp đối với các quy trình và phương án mở cửa toàn diện, an toàn mà cơ quan quản lý đang bàn thảo.
Nhu cầu bức thiết mở cửa lại du lịch
Ông Lâm Hải Giang - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định 
Trước những tác động của Covid-19, ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề. Cả năm 2020, tỉnh đón 2,2 triệu lượt khách, giảm 54% so với cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng đầu 2021, Bình Định đón trên 1,2 triệu khách, doanh thu đạt 1.616 tỷ đồng. Có thể nói, đại dịch là biến cố chưa từng có với du lịch toàn cầu, biến đây là chuỗi ngày tồi tệ nhất của du lịch toàn thế giới.
Sau 2 năm, các quốc gia điều chỉnh từ chiến lược 'zero Covid-19' sang sống chung với Covid-19, giúp ngành du lịch có những bước phục hồi đầu tiên. Trong bối cảnh ấy, tọa đàm "Mở cửa an toàn, hiệu quả: Thời cơ vàng của du lịch Việt Nam" có ý nghĩa thiết thực với cơ quan nhà nước, sớm thống nhất chủ trương để đưa ngành kinh tế sớm phục hồi, tạo nền tảng phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, việc mở cửa phát triển kinh tế gắn với đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt người yếu thế là bài toán cần lời giải của các cơ quan quản lý nhà nước.
Toàn cảnh toạ đàm mở cửa du lịch an toàn, thời cơ của du lịch Việt Nam đã đến - Ảnh 1.

Ông Lâm Hải Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại toạ đàm.

Thông tin Chính phủ đề xuất mở cửa du lịch từ 15/3, là tín hiệu tích cực cho các địa phương và doanh nghiệp du lịch phục hồi toàn diện.
Một quy trình toàn diện, có sự chung tay của các cơ quan quản lý, địa phương, doanh nghiệp, sự nhất quán về chính sách sẽ là giải pháp hữu hiệu, gíup du lịch sớm lấy lại đà tăng trưởng với kịch bản tích cực nhất.. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang khởi sắc, đây sẽ là thời cơ vàng để du lịch - ngành kinh tế vàng của Việt Nam bứt phá, khi các du khách quốc tế đặc biệt đánh giá cao yếu tố an toàn trong điểm đến du lịch, trong đó có Bình Định.
Ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam
Việc mở cửa du lịch là vấn đề cấp thiết. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, kéo theo hoạt động của nhiều ngành kinh tế khác, tác động đến kinh tế và xã hội trên toàn cầu. Ảnh hưởng của đại dịch đã khiến nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng ở châu Âu không bóng người, gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế.
Người ta khát khao mở cửa lại du lịch không phải chỉ là nhu cầu được đi lại, vui chơi mà mở cửa du lịch còn để phát triển đời sống cho người dân, cho các ngành kinh tế. Việc mở cửa du lịch không chỉ là ý chí của ngành du lịch mà còn là nguyện vọng chung của nhiều tầng lớp xã hội, của đất nước.
Hiện tại, điều cần làm là phải mở cửa nhanh du lịch và tập trung làm thế nào để triển khai trong trạng thái bình thường mới. Ở Việt Nam hiện tại vẫn còn nhiều sự tranh luận về việc mở cửa du lịch. Tuy nhiên nhìn chung, thế giới có xu hướng mở cửa trở lại.
Ở một số nước, đặc biệt là ở Châu Âu đã mở cửa lại du lịch rất nhanh, người dân đã bắt đầu đi du lịch và cảm giác cuộc sống của họ đã trở lại bình thường. Họ đi ăn uống, đến nhà hàng, đến các điểm tham quan. Người dân đã bước vào giai đoạn bình thường mới, coi việc sử dụng khẩu trang, khai báo y tế, thẻ vắc xin là việc bình thường. Điều này cho thấy sự lan toả từ chủ trương nhà nước đã thấm vào cuộc sống của người dân. Họ đã quen với bình thường mới với những thứ không bình thường trước đây.
Tại Việt Nam, chúng ta mở cửa chậm hơn nhưng cũng có sự đồng hành của các cấp ngành cùng với người dân địa phương trong trạng thái bình thường mới.
Toàn cảnh toạ đàm mở cửa du lịch an toàn, thời cơ của du lịch Việt Nam đã đến - Ảnh 2.

Ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Tọa đàm phiên 1: Bối cảnh và thời cơ
Mở cửa du lịch, nên coi khách quốc tế như khách nội địa
Ông Vũ Thế Bình -  chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam
Chúng ta có thể tự tin với quyết định mở cửa ngành du lịch vì chúng ta có những điều kiện có thể cạnh tranh như tài nguyên dồi dào, hấp dẫn, có tiềm năng cạnh tranh mạnh mẽ. Ngay dịp Tết, cả nước có 6,2 triệu lượt khách du lịch trong 9 ngày, cho thấy tâm thế sẵn sàng đi du lịch của người Việt Nam.

Tuy nhiên, những điểm yếu của du lịch Việt Nam như thiếu tính nhạy bén, thận trọng mở cửa hơn các nước, thiếu nhất quán trong việc triển khai ứng phó với Covid-19 như mỗi tỉnh có một chính sách cách ly. Trong việc chào đón xuất nhập cảnh, chúng tôi kiến nghị làm như trước năm 2020, chứ không thể thụt lùi, bởi việc này cũng đã mang lại hiệu quả từ hàng chục năm nay", ông Bình nói.

Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành
Dịp Tết vừa qua là sự khởi đầu ấn tượng của hoạt động du lịch, bằng chứng là 6,1 triệu khách du lịch nội địa trong dịp Tết, với 3,2 triệu khách lưu trú. Đã có 9.000 lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong dịp Tết nguyên đán, thể hiện sự quan tâm của thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Nga...
Doanh thu du lịch tuy còn khiêm tốn nhưng ở mức ấn tượng. Tuy nhiên, nhiều cơ sở lưu trú vẫn chưa khởi động lại, có mở cửa nhưng chưa hoàn toàn. Đây là những vấn đề cần tính toán trong bối cảnh mở cửa bình thường mới, không chỉ ở chính sách mà cả hạ tầng, điều kiện, để khi mở cửa phải đảm bảo chất lượng, dịch vụ.

Toàn cảnh toạ đàm mở cửa du lịch an toàn, thời cơ của du lịch Việt Nam đã đến - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thí điểm triển khai mở cửa, vẫn có những khó khăn. Như Hàn Quốc điều chỉnh chính sách chống dịch vào tháng 12, hay Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách "zero Covid-19", khiến hợp đồng du lịch đến Việt Nam hạn chế lại.

Việc hàng không tăng cường kết nối sẽ là những bước khởi động cho hoạt động du lịch phục hồi. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã tham mưu, đề xuất Chính phủ, lấy ý kiến về lộ trình mở cửa, đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp du lịch đến năm 2023.
Đặc biệt, theo lộ trình mở cửa từ 15/3 sẽ theo bối cảnh bình thưởng mới, linh hoạt hơn, như trước đây yêu cầu xét nghiệm PCR, đi tour trọn gói 3 ngày, thì nay hàng không có hai phương án áp dụng, như xét nghiệm có giá trị 72 giờ, ở các thị trường khó khăn có thể xét nghiệm nhanh có giá trị 24h, không phải test tại sân bay mà về cơ sở lưu trú.
Vấn đề về thị thực sẽ áp dụng nhiều biện pháp mới như áp dụng visa điện tử, miễn thị thực đơn phương, song phương. Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an sẽ có ý kiến báo cáo Chính phủ.
Ngoài ra, việc yêu cầu kết quả xét nghiệm Covid-19 cũng được nới lỏng hơn. Hiện tại khi nhập cảnh qua đường hàng không, khách quốc tế sẽ được áp dụng cả hai phương pháp xét nghiệm. Kết quả PCR có giá trị trong 72h, test nhanh có giá trị trong 24h. Du khách quốc tế sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được tham gia các hoạt động du lịch và tự theo dõi sức khoẻ trong 14 ngày, giống như điều kiện của khách nội địa.
Toàn cảnh toạ đàm mở cửa du lịch an toàn, thời cơ của du lịch Việt Nam đã đến - Ảnh 4.

Toàn cảnh tọa đàm.

Covid-19 không giết chết ngành du lịch

Ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ thị trường du lịch, Tổng cục Du lịch

Covid-19 không giết được ngành du lịch, mà chỉ làm ngành tạm thời ngừng trệ. Bởi vậy, ngay khi dịch bệnh từng bước khống chế, du lịch sẽ sớm phục hồi, bởi đây là nhu cầu thiết yếu của con người. Tôi tin tưởng du lịch sẽ sớm trở lại.
Nếu như trước đây ngành tập trung du lịch quốc tế, thì giờ Việt nam đứng trên hai chân kiềng, nội địa và quốc tế.
Về du lịch nội địa, các doanh nghiệp đã sẵn sàng, nhu cầu người dân rất cao, minh chứng ở kết quả du lịch dịp Tết Nguyên đán. Giai đoạn này, một là các doanh nghiệp phối hợp với nhau, làm mới sản phẩm phù hợp với bối cảnh mới; hai là đẩy mạnh truyền thông để kích hoạt nhu cầu của người dân, khẳng định ngành du lịch an toàn với những sản phẩm phù hợp.
Về du lịch quốc tế, ông Đức nhấn mạnh các cơ quan, ban ngành nên có những chương trình riêng để thu hút du khách cả ngắn hạn và dài hạn.
Thời gian tới đơn vị xác định vẫn tập trung quảng bá du lịch Việt Nam tới thị trường "truyền thống" như Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu..., đặc biệt các nước thừa nhận hộ chiếu vaccine.
Ông Nguyễn Hoàng Vũ, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Bình Định
Mở cửa từ 15/3 là thời điểm thuận lợi cho du lịch, trong bối cảnh bình thường hóa và Việt Nam đã đạt độ phủ vaccine cao. Bình Định đã sẵn sàng đón khách với các sản phẩm chau chuốt, đặc sắc, mang tính riêng biệt của địa phương. Theo đó, nhân lực là yếu tố được đầu tư chú trọng, từ các đơn vị du lịch đến các trường đại học, các sinh viên chuẩn bị ra trường, được tỉnh coi là nền tảng phát triển du lịch bền vững.
 Nam sẽ ứng xử với du khách thế nào? Hiện chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, chưa có hướng dẫn đồng bộ. Ví dụ khi đón khách quốc tế phát hiện có F0 trong đoàn thì địa phương và ngành du lịch phải có phương án giải quyết.
Khi mở cửa du lịch vào ngày 15/3, chúng ta đã chuẩn bị về mặt tinh thần chưa? Liệu chúng ta mở cửa rồi liệu có đóng lại không?". Chính vì vậy, người làm du lịch cần học hỏi kinh nghiệm mở cửa của các nước xung quanh, đặc biệt là Thái Lan. Nước này vẫn mở cửa đón khách quốc tế khi ca nhiễm của họ cao gấp 3, 4 lần Việt Nam.
Tọa đàm phiên 2: Sẵn sàng nguồn lực
Không có chuyện đứt gãy nhân sự ngành du lịch
Ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam
Không nên quá lo lắng trước sự đứt gãy và thiếu nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam. Sự phục hồi của ngành du lịch diễn ra từ từ chứ không phải bùng nổ ngay trong một lúc. Khi du lịch dần dần hồi phục, các địa phương và doanh nghiệp sẽ dần dần phát triển được nhân sự.
Không thể chỉ lấy hình ảnh mấy ngày tết quá tải để đánh giá rằng ngành du lịch đang thiếu nhân lực trầm trọng. Nhiều công ty lữ hành, khách sạn đều đang trong trạng thái cầm chừng vì chưa nhìn thấy sự mở cửa du lịch. Khi bắt đầu nằm bắt được tiềm năng từ việc mở cửa, họ sẽ khởi động bộ máy.
Nhìn vào sự phát triển du lịch không thể cứ chỉ nhìn từng góc, không nhìn tổng thể mà tỏ ra ra lo lắng. Những người làm du lịch họ không e sợ do họ nắm bắt được cục diện.
Ngoài ra, ảnh hưởng của Covid-19 cũng đã tạo ra sự đào thải trong ngành du lịch. Đây là một quá trình phát triển tự nhiên của bất cứ ngành kinh tế nào, đòi hỏi sự lèo lái của người dẫn đầu mới có thể vượt qua. Những công ty, doanh nghiệp không thể vượt qua được phải chấp nhận.
Ông Đỗ Việt Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Tổng giám đốc FLC Biscom
Hệ thống quần thể FLC chuẩn bị nhân lực từ trong giai đoạn giãn cách. Trong năm 2022, doanh nghiệp dự kiến tuyển dụng 2.000 - 4.000 nhân sự, 15% là cán bộ cấp cao, chuyên gia nước ngoài cho hãng Bamboo Airways. Đơn vị cũng có trung tâm đào tạo phi công và tiếp viên đi vào hoạt động trong tháng 5, tháng 6. FLC cũng đẩy mạnh tiêm chủng cho nhân viên mũi 2, mũi 3 nên rất tự tin đón khách quốc tế
Trong dịp tết vừa qua, chúng tôi đã hoạt động hết công suất. Có những ngày chúng tôi đón trên 1.000 khách, tổ chức nhiều giải đấu, thu hút nhiều ngôi sao đến với bộ môn này.
Lượng du khách nội địa đi du lịch, nghỉ dưỡng nhiều hơn, không chỉ Quy Nhơn mà cả Phú Quốc, Đà Nẵng. Chỉ trong vài ngày Tết Nguyên đán, toàn bộ quần thể của FLC Quy Nhơn đã đón 10.000 khách.
Toàn cảnh toạ đàm mở cửa du lịch an toàn, thời cơ của du lịch Việt Nam đã đến - Ảnh 6.

Ông Đỗ Việt Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC.

Chúng tôi dự kiến đưa du lịch golf làm điểm nhấn thu hút khách quốc tế. Ngày 24/2, FLC sẽ kí hợp đồng với đối tác Hàn Quốc trị giá 2,2 triệu USD. Đây được kỳ vọng là cơ hội quảng bá FLC, du lịch golf cũng như toàn ngành du lịch.
Du lịch Việt Nam cần định vị được giá trị bản thân
Ông Phạm Hà, nhà sáng lập, kiêm Chủ tịch Lux Group, đơn vị du lịch chuyên về tàu biển, du thuyền
Việt Nam mở cửa du lịch chậm so với các nước trong khu vực, rất cần sự kết nối, tập trung vào các thị trường cụ thể. Nếu mở cửa từ tháng 3 thì tháng 4 đến tháng 6 sẽ có thể đón nhiều khách nước ngoài, trong đó cần tập trung vào thị trường Châu Âu, Australia - những khách có thói quen đi du lịch vào mùa này. Nhiều khách của Lux Group sau nhiều lần hoãn, huỷ vì dịch đã book trở lại sau thông tin mở cửa từ 15/3.

Thời cơ vàng hay không sẽ tuỳ thộc vào cam kết của Chính phủ, chính quyền địa phương, sự kết nối, tập trung vào từng thị trường cụ thể. Hiện chúng ta còn những điểm yếu của du lịch Việt Nam nói chung, Bình Định nói riêng như chưa có một định vị thương hiệu trong mắt du khách. 4 khó khăn theo ông Hà là cơ chế chính sách, nguồn nhân lực sau Covid-19 tuyển dụng khó, sản phẩm du lịch vừa thừa vừa thiếu, thiếu trọng tâm, và xúc tiến chưa hiệu quả do chưa định vụ thương hiệu tốt.

Bà Hoàng Thị Liên, Tổng giám đốc F5 Travel 
Du lịch Việt Nam vẫn chưa định vị được giá trị bản thân và Bình Định là một điểm đến mới so với khách quốc tế. Chính vì vậy, Tổng dục Du lịch hoặc các cơ quan truyền thông nên có biện pháp truyền thông cụ thể và đánh thẳng vào từng thị trường quốc tế.
Du lịch Bình Định khi nhằm tới thị trường Đài Loan có thể mời đài truyền hình hoặc nhân vật nổi tiếng từ quốc gia này tới địa phương để quay chương trình. Điều này sẽ thu được sản phẩm quảng bá hiệu quả và đến thẳng tâm lý người tiêu dùng.
Đây là cách chúng tôi đã làm với Hà Nội hay Phú Quốc, sau khi chương trình được phát trên giờ vàng tại Đài Loan đã đạt hiệu quả cao. Điểm đến đó ghi dấu ấn trong lòng du khách. Bình Định có thể áp dụng cách này để nhằm đến từng thị trường một...
Bà Nguyễn Thảo Anh, Giám đốc công ty KKDay Việt Nam 
Việc thoả thuận và đồng bộ giữa các nước rất quan trọng. Nếu chỉ Việt Nam mở cửa mà các nước không mở cửa thì không hiệu quả trong việc phát triển du lịch.
Toàn cảnh toạ đàm mở cửa du lịch an toàn, thời cơ của du lịch Việt Nam đã đến - Ảnh 7.

Toàn cảnh tọa đàm.

Du lịch sau Covid-19 cần những sản phẩm đột phá
Ông Vũ Văn Thanh - Vụ trưởng Vụ khách sạn, Tổng cục Du lịch 
Chúng ta không nên quá lo lắng và cần có kế hoạch chuẩn bị trước khi mở cửa du lịch. Với các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú nên chủ động rà soát lại cơ sở vật chất. Những người quản lý phải chủ động xem xét, thích ứng tùy theo tín hiệu thị trường, tùy theo sự mở cửa dần để sửa chữa, nâng cấp. Cơ quan nhà nước nên phối hợp với các doanh nghiệp, đẩy mạnh hỗ trợ các địa phương xây dựng chương trình chuẩn đảm bảo chất lượng du lịch.
Ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam
Hướng tới mốc 15/3 mở cửa toàn diện còn gần 1 tháng để chuẩn bị điều kiện cần thiết. Có nhiều việc để các bên phải bàn với nhau, là trăn trở của doanh nghiệp bắt đầu sau hai năm như thế noà. Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà trước nay là điểm nhấn của miền Trung, nhưng 5 năm trở lại đây, Bình Định nổi lên thành điểm nhấn không thua kém. Tôi kỳ vọng Bình Định sẽ triển khai các kế hoạch mạnh mẽ để trở thành trung tâm du lịch lớn của đất nước, với tài nguyên, nguồn lực con người, các doanh nghiệp trẻ, mạnh mẽ"...

Trong bối cảnh mở cửa, cần chuẩn bị trước hết là sản phẩm - vốn là cái gốc của du lịch. Sản phẩm sau Covid-19 phải khác trước Covid-19, không theo phong trào mà phải dựa trên bản chất, sự hấp dẫn, phải là sản phẩm mới. Về sản phẩm mới, các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ, liên quan đến thể thao như golf, chạy marathon. Ngoài ra cần chú ý đến các vấn đề về môi trường, nhân lực sau Covid-19.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam
  Đại dịch Covid-19 trong 2 năm đã tác động nặng nề. Tuy nhiên hiện tại, ngành du lịch đã có nhiều hy vọng phát triển nhờ chủ trương và sự quan tâm của các cấp, Quốc hội, bộ ban ngành và doanh nghiệp trong việc thúc đẩy du lịch. Đại dịch cũng là cơ hội nhìn nhận lại vai trò ngành du lịch khi sự tác động đến ngành gây ra hệ luỵ đến các ngành nghề khác.
Toàn cảnh toạ đàm mở cửa du lịch an toàn, thời cơ của du lịch Việt Nam đã đến - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Kết thúc 2021, ngành du lịch phục vụ 40 triệu khách nội địa, đón 3.800 khách quốc tế. Chương trình thí điểm đón khách quốc tế giai đoạn 2 đã đón gần 9.000 khách quốc tế. 9 ngày tết đã đón được 6,1 triệu khách du lịch nội địa. Tổng thu là 25.000 tỷ đồng. Những số liệu đó cho thấy du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhưng sẽ có sức bật nhanh chóng nếu chuẩn bị kỹ để phục hồi.

Các địa phương và doanh nghiệp cần chuẩn bị nhiều phương án để mở cửa an toàn, hiệu quả. Thứ nhất, là vấn đề đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19. Việt Nam là quốc gia hàng đầu trong việc phủ vaccine. Bên cạnh đó còn cần có sự chênh lệch về mức độ bao phủ vaccine giữa các địa phương và giữa các độ tuổi.

Đối tác của chúng tôi